CÔNG HAY TỘI? Trần Gia Phụng Khi
t́m hiểu công hay tội của một nhân vật lịch
sử, người ta thường xét hoạt động
hay công việc của người đó đóng góp như
thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc
nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có
công hay có tội trước lịch sử Việt Nam? 1.- DU NHẬP CHỦ
NGHĨA CỘNG SẢN Hồ
Chí Minh (HCM) là đảng viên đảng Cộng Sản
Pháp năm 1920, đến Moscow và vào học Trường Đại
học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923. Cuối
năm 1924, Liên Xô gởi HCM qua hoạt động ở Quảng
Châu (Trung Hoa). Năm 1930, vâng lệnh
Liên Xô, HCM thành lập đảng Cộng Sản Việt
Nam (CSVN) tại Hồng Kông.
Sau vài tháng, do lệnh của Liên Xô, đảng CSVN
đểi tên thành đảng Cộng Sản Đông
Dương. Năm 1945, HCM cùng đảng CS cướp
chính quyền và thành lập nhà nước CS đầu tiên
ở Á Châu. Khi mới du nhập vào Việt
Nam, chủ nghĩa CS được tuyên truyền là chủ
nghĩa “TAM VÔ”, gồm có “vô gia đ́nh, vô tổ quốc, vô
tôn giáo”. Khi nói đến “tam
vô” th́ có vẻ mơ hồ.
Có lẽ cần nh́n vào hoạt động của đảng
CS th́ sẽ rơ ràng hơn tính năng của chủ nghĩa
“tam vô” của CS. Do chủ trương vô gia đ́nh, trong Cải cách ruộng
đất (CCRĐ) ở Bắc Việt Nam đảng CS
khuyến khích con tố cha, vợ chồng tố nhau, anh chị em tố nhau. Riêng cuộc CCRĐ
giai doạn 5 vào 1955-1956, CS giết hại hơn 170,000
người. (Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập
II: 1955-1975, Hà Nội, Nxb. Khoa Học Xă Hội, tr. 85), do
đấu tố kiểu “vô gia đ́nh”. Chính HCM cũng hành xử một
cách “vô gia đ́nh”. Trong di chúc
trước khi chết, HCM viết : “…tôi
để sẵn mấy lời nầy, pḥng khi tôi đi gặp
cụ Cac Mac, cụ Lênin…”
(Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Trung
Ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử
và sự nghiệp, in lần thứ tư, có xem lại
và bổ sung, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1975, tr. 171.) Sau khi chết, Hồ Chí Minh chỉ
muốn đi gặp mấy ông tổ CS người Đức,
người Nga, mà không nghĩ đến tổ tiên, cha mẹ,
anh chị của ḿnh bởi vỉ người CS “tam vô”. Tổ quốc Việt Nam đă trải
hơn hai ngàn năm thăng trầm, qua bao lần bị
ngoại bang xâm lược, mà vẫn tồn tại, nên
không thể có chuyện người Việt vô tổ quốc
để tiến lên thế giới đại đồng. Chỉ có tên CS Tố Hữu mới
ca tụng Trung Cộng theo kiểu “vô tổ quốc”: “Bên ni biên giới là ḿnh,/ Bên kia biên giới cũng t́nh anh em.” (Tố
Hữu, “Đường sang nước bạn”.) (Nguồn: Thơ Tố
Hữu, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2003.) Người Việt tin tưởng
vào sự hiện hữu của linh hồn ngưới quá
cố, từ thời lập quốc đă có tục thờ
cúng ông bà. Người Việt
cho đến thế kỷ 20 theo bốn tôn giáo chính là Phật
giáo, Nho giáo, Lăo giáo và Thiên Chú giáo, nên không chấp nhận vô
thần. Các tôn
giáo đều có nhiều tín đồ. Nhằm tranh giành quần chúng của
các tôn giáo, nên CS chủ trương vô tôn giáo, tấn công,
tàn phá chùa, nhà thờ, di tích lịch sử và giết hại,
bắt giam, ngược đăi tu sĩ, tín đồ tôn
giáo. Như thế, chủ nghĩa CS do
HCM du nhâp vào Việt Nam hoàn toàn đối nghịch với
văn hóa dân tộc. Chẳng
những thế, chủ nghĩa CS cũng đi ngược
lại với các nền văn hóa trên thế giới, nên Quốc hội
của Hội đồng Âu Châu (Parliamentary Assembly of Council
of Europe) trong phiên họp ngày 25-1-2006 tại Strasbourg (Pháp)
đă đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ
nghĩa CS là tội ác chống nhân loại, và các chế
độ toàn trị CS đă vi phạm nhân quyền tập
thể. Điều
2 của nghị quyết 1481 viết: “Những chế
độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở
Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn c̣n
cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất
cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng
của sự vi phạm nhân quyền tập thể.” 2.- CẦU VIỆN TRUNG CỘNG Người
Việt vốn có tinh thần độc lập tự chủ,
chống ngoại xâm. Từ khi Pháp xâm lăng
Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, người Việt
liên tục nổi lên chống Pháp, mà không cầu viện
ngoại bang. Trong
khi đó, HCM và đảng CSVN cầu viện Trung Cộng để
chống Pháp. Người Pháp sinh sống ở
miền ôn đới, không hợp phong thổ Việt, không
ở lại Việt Nam vĩnh viễn, trước sau ǵ
người Pháp cũng ra đi.
Sau thế chiến thứ hai, các nước
trên thế giới dần dần giải thực một
cách ôn ḥa, chứ không dẫm máu, đau thương như
Việt Nam. Trái lại, Trung Cộng rất hiếu
chiến, chủ trương trường kỳ xâm lăng, và bành trướng lâu dài. Khi HCM cầu viện Trung Cộng
năm 1950, Trung Cộng giúp đỡ một cách hào phóng
CSVN, không phải vô vị lợi mà theo lời
Lưu Thiếu Kỳ th́ Trung Cộng sẽ đ̣i lại
sau khi CSVN thành công. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975,
The University of Noth Carolina Press, 2000, tr. 19.) Như thế có
nghĩa là không có việc Trung Cộng cho không, biếu không;
không có việc Trung Cộng viện trợ không hoàn lại,
mà Trung Cộng giương bẫy nợ và đưa HCM
cùng CSVN vào tṛng của Trung Cộng ngay từ thời chiến
tranh 1946-1954. Đó là chưa kể Trung Cộng
ngầm xúi CSVN đánh nhau với Pháp để Trung Cộng
hưởng lợi. Hồ Chí Minh cầu viện Trung Cộng
để chống Pháp để rồi CS quốc tế,
Liên Xô và Trung Cộng thế chỗ của Pháp khống chế
Việt Nam, thi như người xưa đă nói: “đuổi cọp cửa trước,
rước sói cửa sau, để tai họa lại cho hậu
thế.”
(Cổ văn: “Ninh thụ
vô công chi danh, bất khả đồ hữu công nhi tiền môn cự hổ, hậu môn tiến
lang, dĩ di họa ư hậu thế”. Tạm dịch nghĩa: “Thà không có công danh, không thể
mưu đồ lập công mà đuổi hổ cửa
trước, rước sói cửa sau, để tai họa
lại cho hậu thế.”) C̣n Phan
Châu Trinh th́ đă viết một cách đơn giản cho
HCM: ““quốc
dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa,
chỉ thay người cỡi mà thôi.” (Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, Amirillo, TX:
Nxb. Chuông Rè, 2000, tt. 39-40.) 3.- GIẢI PHÓNG DÂN TỘC? Đảng
Cộng Sản, những tác giả CS và những người
thiên cộng thường ca tụng HCM là kẻ đă có
công “gỉải phóng dân tộc”. Theo nghĩa tầm
nguyên, “giải” là mở ra, “phóng” là thả ra, buông ra, không
ràng buộc. Như thế, giải
phóng là đưa một đối tượng từ t́nh
trạng bị giam hăm kềm kẹp đến tŕnh trạng
được thoát ly, tự do, tức từ chỗ xấu
đến chỗ tốt hơn.
Ngang đây, có hai vấn đề cần đặt
ra: 1) HCM và đảng CS giải phóng ai? 2) Đối tượng
mà HCM và đảng CS nói rằng được CS giải
phóng có thật sự được thoát gông cùm nô lệ hay
ngược lại là bị đưa vào tṛng nô lệ mới? Khi cướp được
chính quyền và ra mắt chính phủ tại Hà Nội ngày
2-9-1945, HCM đưa ra các lời thề quyết liệt
chống Pháp nếu Pháp
trở lại Việt Nam, nhưng khi Pháp tái chiếm Nam
Kỳ, tiến ra Trung Kỳ, rồi đe dọa Bắc
Kỳ, th́ HCM sợ bị Pháp lật đổ, nên bỏ
qua lời thề ng ày 2-9, kư với Pháp hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 tại
Hà Nội, thừa nhận việc Pháp đem quân vào
Việt Nam. Để chắc
chắn hơn, HCM qua Pháp kư Tam ước (Modus
Vivendi) ngày 14-9-1946 tại Paris, để cho Pháp tái
lập các hoạt động của Pháp trên toàn cơi
Việt Nam. Như thế có nghĩa là HCM không
chống Pháp, mà thỏa hiệp với Pháp để duy tŕ
quyền lực. Quân Pháp đến Hà
Nội càng ngày càng đông, đ̣i kiểm soát an
ninh Hà Nội. Nếu
để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội, th́ sinh
mạng HCM và lănh đạo đảng CS nằm trong tay
Pháp, nên HCM triệu tập hội nghị trung ương
đảng CS tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và
19-12-1946, quyết định bất ngờ tấn công
Pháp. (Từ điển bách khoa
quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân,
2004, tt. 503-504) để có lư do chính đáng trốn khỏi
Hà Nội. Cướp
được chính quyền th́ đảng CS chủ trương
độc tôn quyền lực. Khi Pháp trở
lại Việt Nam th́ CS thỏa hiệp với Pháp
để giữ vững quyền lực, không chống
Pháp. Khi bị Pháp áp
lực nặng nề và có thể bị Pháp tiêu diệt,
đảng CS mới quyết định tuyên chiến
với Pháp và chuyển gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc, v́ sự sống c̣n của
HCM và đảng CS, chứ không phải để giải
phóng dân tộc. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở sông Bến Hải,
ngang vĩ tuyến 17. Bắc Việt Nam (BVN) theo chế độ CS. Nam Việt Nam (NVN) theo
chế độ Cộng Ḥa.
Trước khi kư hiệp định Genève, tại hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây,
Trung Cộng), từ ngày 3 đến 5-7-1954, Châu Ân Lai đă
khuyên HCM chôn giấu vơ khí và lưu cán bộ, quân đội
ở lại NVN để tiếp tục cuộc chiến. Hồ Chí Minh liền thi hành kế
hoạch nầy, nghĩa là HCM và CSVN chủ ư sẽ tiếp
tục tấn công NVN, c̣n việc HCM va BVN đưa ra hai khầu
hiệu “Giải phóng miền Nam” và “Chống Mỹ cứu
nước” chỉ là hai chiệu bài để my dân và phỉnh
gạt dư luận thế giới mà thôi. Năm 1954 và năm 1975, thành công
xong, Hồ Chí Minh và CS đă áp đặt miền BVN (1954)
và sau đó NVN (1975) dưới chế độ CS, độc
tài đảng trị, toàn trị, theo chính sách kinh tế chỉ
huy, làm cho dân chúng Việt Nam càng ngày càng cùng khổ. Do đó, không thể nói HCM và đảng
CS đă giải phóng đất nước, giải phóng
dân tộc, mà phải nói là HCM và đảng CS đă nô lệ
hóa đất nước trong gông cùm cộng sản. 4.- CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC? Để có lư do gây
chiến, xâm lăng Nam Việt Nam sau
năm 1954, HCM và CSVN cầu viện các nước
CS để thực hiện chiêu bài “chống Mỹ cứu
nước”. Sau
thế chiến thứ hai, Liên Xô chiếm các nước
Đông Âu, Trung Cộng chiếm Tân Cương, Tây Tạng.
Ngược lại, tuy chiến
thắng Đức, Nhật Bản, Nam Hàn, nhưng Hoa Kỳ
không chiếm các nước nầy, mà trao trả độc
lập và giúp các nước nầy phục hưng kinh tế
nhanh chóng, tiến bộ vượt bậc, nghĩa là Hoa Kỳ
chủ trương giúp các nước khác trên thế giới
cùng phát triển với Hoa Kỳ.
Chính bản thân diện tích nước
Hoa Kỳ quá rộng, dân số chưa đủ để
canh tác cho hết đất của Hoa Kỳ. Hàng năm, Hoa Kỳ c̣n cho nhiều
người ngoại quốc nhập cư, th́ Hoa Kỳ cần
ǵ phải xâm lăng nước khác
như Trung Cộng bị nạn nhân măn măn tính. Hồ Chí Minh và các lănh tụ đảng
Lao Động dư biết những điều trên đầy,
nhưng v́ vâng lệnh Châu Ân Lai tại hội nghị Liễu
Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954, nên HCM đưa
ra chủ trương “chống Mỹ cứu nước”
ngay trước khi hiệp định Genève được kư kết ngày 20-7-1954. Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam
v́ chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, giúp
đỡ Nam Việt Nam tái thiết sau năm 1954, , nhằm
chống lại sự bành trướng của CS chứHoa
Kỳ không có tham vọng đất đai. Nhờ thế, Nam Việt
Nam phồn thịnh nhanh chóng hơn các nước Đông
Nam Á. Khi Hoa Kỳ thay đổi chiến
lược, bắt tay với Trung Cộng,
Hoa Kỳ nhanh chóng rút hết quân về nước. C̣n HCM cầu viện Trung Cộng,
rước 320,000 quân Tàu vào trấn giữ miền bắc
sông Hồng, th́ ngày nay Việt Nam phải gánh nỗi khổ
Trung Cộng, mất đất (Hoàng Sa, Nam Quan), mất biển
(10,000 Km2 Vịnh Bắc Việt), và Biển Đông bị
Trung Cộng đe dọa triền miên. Đó là kết quả
kế hoạch “Ta đánh Mỹ
là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. (Vũ
Thư Hiên, Đêm giữa ban
ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422ct. Nguyễn Mạnh
Cầm, ngoại trưởng CSVN (1991 đến 2000), tiết
lộ lời của Lê Duẩn trong cuộc phỏng vấn
của đài BBC ngày 24-1-2013. KẾT LUẬN: HỒ CHÍ MINH = TỘI
ĐỒ DÂN TỘC Qua những hoạt động
trên đây, th́ HCM là một đảng viện CS Pháp, vâng lệnh
Liên Xô và Trung Cộng, thành lập đảng CS Việt Nam,
phá hoại nền văn hóa dân tộc, bành trướng chủ
nghĩa CS ở Đông Nam Á, và chủ động gây ra hai
cuộc chiến liên tiếp từ 1946 dến 1975. Theo thống kê của tạp chí Polska Times (Thời Báo Ba Lan) ngày 5-3-2013, trong 24 năm cầm
quyền (1945-1969), HCM đă gây ra cái chết của 1,7 triệu
người dân Việt. Như thế, cân nhắc những
hoạt động và việc làm cu thể của Hồ Chí
Minh, th́ Hồ Chí Minh chỉ có công với cộng sản quốc
tế, với Liên Xô, với Trung Cộng. Ngược lại Hồ Chí Minh là
kẻ có tội với đất nước Việt Nam,
và Hồ Chí Minh là TỘI ĐỒ số 1 của dân tộc
Việt Nam từ xưa tới nay, gây nhiều tội ác nhứt
trong lịch sử Việt Nam.
Không chối căi vào đâu được. TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 01-09-2020) |