Home | Ban Điều Hành | Nội Quy | Links

Zu der Gedenkfeier in München am 2. Mai 2009 aus Anlaß von 30 Jahren CAP ANAMUR und MENSCHENRETTUNG

Fast alles hätte die deutsche Politik und die deutsche Gesellschaft annehmen können, nur das nicht: Dass es 2009 in Deutschland keine Debatte und keinen Streit darüber gibt,  dass die bestintegrierte Gruppe ausländischer Herkunft die Vietnamesen sind. Etwa 80.000 Vietnamesen, das sind diejenigen, die es geschafft haben, die deutsche Sprache nicht nur zu lernen, sondern auch die besten Abiture, die besten Examina zu machen.

Die Vietnamesen sind geradezu die Lieblinge der Nation geworden, weil es mit ihnen so gut geht wie bisher mit keiner ausländischen Gruppe (bisher jedenfalls!).

Wer von uns, die wir uns 1979ff großen und heftigen Widerständen der Politik gegenübersahen, hätte das für möglich gehalten? Wir hatten ja damals nur den ethnischen Imperativ im Kopf, den uns auch unser christlicher Glaube verpflichtend machte: Menschen, die vor unseren Augen in Gefahr sind, zu sterben und getötet zu werden, muss man versuchen zu retten.
Das ist sehr klar, nicht so klar ist es in der verwalteten Welt. Dort sucht man nach den Zuständigen und den Experten und hat am Ende vielleicht mehrere Gutachten aufeinandergestapelt, aber nicht einen einzigen dieser Bootsflüchtlinge gerettet.

Wir aber wollten nur etwas tun, wir wollten nicht einmal einen Seerechtsreferenten anstellen, der uns ganz sicher bei dem Unternehmen nur Hindernisse in den Weg gelegt hätte.

Die Aktion wurde getragen von Millionen deutscher Bürgerinnen und Bürgern, die damals für das Schiff gespendet haben, ohne die Organisation zu kennen. Es war dieses die größte und erfolgreichste Bürgerinitiative in deutschen Landen seit 1949. Mit dem ersten Schiff, das wir am 9. August 1979 in Dienst stellten, haben wir insgesamt 9507 Vietnamesen aus dem Wassergezogen. Mit dem zweiten Schiff (März bis Juni 1986) haben wir erneut 888 Bootsflüchtlinge retten können. Mit dritten Schiff, das wir mit dem jetzigen französischen Außenminister Bernard Kouchner und seiner Organisation „Medecins du Monde“ zusammen organisiert haben, konnten wieder 905 Vietnamesen in völlig unzureichend ausgerüsteten und überfüllten Flussboote dem Wasser entrissen werden.

Fast alle kamen in die Bundesrepublik Deutschland.

Es waren Millionen meiner Mitbürgerinnen und Mitbürger, es waren auch viele Einzelpersonen, die daran entscheidenden Anteil hatten: Ich nenne hier jetzt nur fünf:

Heinrich Böll, ohne den der Verein gar nicht hätte aus der Taufe gehoben werden können. Dieter Hildebrandt, der uns die ersten 1000 DM schickte und dazu schrieb: „Das ist zwar eine verrückte Idee, aber ich liebe Menschen mit verrückten Ideen!“

Dann war es der Ministerpräsident von Niedersachsen Ernst Albrecht, der der bereitwilligste Freund dieser Aktionen war, es war auch Johannes Rau, der damals Ministerpräsidenten von Nordrhein Westfalen war. Und last but not least – Franz Alt, der mit seiner Stimme damals eine unerbittliche Nervensäge in der Öffentlichkeit war und besonders unsere Aktion immer unterstützt hat.

 

Die ersten kamen schon am 3. Dezember 1978, sie waren die tausend, die beherzt und großzügig der Ministerpräsident Albrecht aufgenommen hatte, weil er sich klar war: Er kann als MP nicht alle große Elend dieser Welt lindern und alle Probleme lösen, aber hier kann er beherzt etwas zusagen. Und er TAT das auch.

Wir haben dann im 3. Jahr der ersten CAP ANAMUR einen Schuß vor den Bug bekommen. Die Regierungen der westdeutschen Bundesländer hatten Angst, wie man damals sagte, dass wir „das ganze chinesische Meer leer retten“ würden. Und das musste verhindert werden. Symbolische Aktionen, auch ein paar tausend, aber es muss sich das Gutes Tun doch in Grenzen halten.

Wunderbar die Szene, die uns vom niedersächsischen Kabinettstisch berichtet wurde:

Wir hatten als kirchlich und gesellschaftlich geprüfte Quälgeister wieder den Kahn Cap Anamur voll mit Flüchtlingen. Ich rief den Albrecht an und fragte ihn, ob er über seinen Proporz gleich mal hundert wieder aufnehmen würde, sagte er sofort zu. Ich musste ihm – das lernte ich damals – ihm einen kurzen Brief mit dem Telefax zusenden.

Albrecht gab am Kabinettstisch in Hannover bekannt: Wir nehmen erneut hundert Leute, die von der Cap Anamur gerettet wurden, auf. Da schrieb der damalige niedersächsische Innenminister Möcklinghoff auf einen Zettel: „Wir haben aber keine Plätze. Möcklinghoff!“

Und schon den Zettel auf dem Kabinettstisch zum Ministerpräsidenten. Darauf schrieb Ministerpräsident Albrecht darunter:

„Dann machen Sie welche! Albrecht“ das war damals eine Sternstunde der Deutschen Gesellschaft-

Nicht allein der Kirchen, die haben sich eher politisch verhalten. Aber in allen Gemeinden Deutschlands gab es ein Stühlerücken, um diese „damnes de la mer“, (dt. die „Verdammten der Meere“) aufzunehmen.

Es ist heute unbeirrbar klar und wird von niemandem mehr bezweifelt: Diese Vietnamesen tun der deutschen Gesellschaft gut, sie tun uns als Deutschen gut. Selbst wenn sie bei einem Regimewechsel in Vietnam einfach in der Mehrheit wieder zurückgehen würden, sie würden eine lebhafte große Erinnerung zurücklassen.

Die Selten ist in der deutschen Gesellschaft eine NRO, eine Nicht Regierungs-Organisation so allein von den Bürgern getragen worden wie in den Jahren 1979 bis 1986. Es gab von Seiten der Staaten nur einmal eine Zuwendung von Seiten der europäischen Gemeinschaft. Das Europa Parlament stimmte 1983 eine Resolution ab, die der Abgeordnete Horst Langes eingebracht hatte. Wir wurden dafür eingeladen nach Strassburg, Und wir haben zugeschaut, dass das Parlament, dem damals so illustre Leute wie Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, der Chef der italienischen Kommunisten angehörte, alle einstimmig diese Resolution unterstützen und wir 60.000 DM bekamen.

Wir Deutschen, jetzt mit Einschluß der 80.000 vietnamesischen Deutschen, sollten das als ein Versprechen in unserer Lebenszeit nehmen. Immer da, ob zu lande zu wasser oder in der Luft, Menschen gefoltert, gequält, verfolgt, gejagt, geschlagen, zur Zwangsarbeit gezwungen, unter Besatzungsregime gehalten werden, da müssen wir uns für sie einsetzen.

Die erfolgreiche Rettungsaktion auf dem südchinesischen Meer fordert von uns Fortsetzungen auch in unseren Tagen, auch in den Jahren 2009ff. Ob das Afghanistan, Ruanda, ob das Zimbabwe oder Kaschmir, ob das Palästina oder Mauretanien ist, es geht immer um das Urgesetz des Samariters aus dem Gleichnis im Evangelium: Wer war denen der Nächste, der den vom Tod durch Ertrinken bedrohten Vietnamesen auf dem Südchina Meer geholfen hat? Es waren meine deutschen Landsleute!!

Sie sind zu weiteren humanitären Großtaten bereit und in der Lage.

Dr. Rupert Neudeck .

Người Việt Nam ở Đức - tưởng như huyền thoại.

 

Nhân buổi Lễ Kỷ niệm 02.05.2009 tại München vào dịp 30 năm CAP ANAMUR và việc CỨU VỚT NGƯỜI.

Hầu như bất kỳ chuyện gì người trong chính giới và xã hội Đức cũng đều có thể hình dung ra được, duy chỉ có điều này thì không: Vào năm 2009 tại Đức không cần phải bàn cãi gì nữa, nhóm người gốc ngoại quốc có thành quả hội nhập tốt đẹp nhất chính là những người Việt Nam. Tập thể người Việt, khoảng 80.000, rất thành công, không những trong việc học tiếng Đức, mà còn qua những đợt lấy bằng tú tài, kỳ thi cử đỗ đạt giỏi nhất.

Người Việt Nam đã trở thành những người con đáng yêu của tổ quốc, bởi vì họ đã thành công vượt trội hơn tất cả các nhóm người ngoại quốc khác (ít nhất là cho tới lúc này).

Nhóm chúng tôi, những người mà trong năm 1979 đã phải đương đầu với những chống đối mãnh liệt của chính sách nhà nước, đâu có ai đoán trước được cái thành quả ấy? Hồi ấy chúng tôi trong đầu chỉ có mỗi cái thôi thúc mang tính chất chủng tộc, mà chính cái đức tin Thiên chúa giáo cũng đòi hỏi chúng tôi là phải cố gắng cứu những người trước mắt đang gặp hiểm họa chết chóc và bị giết.

Sự kiện đó thật rõ ràng, nhưng trong giới cầm quyền thì lại chẳng mấy ai hiểu cả. Họ cứ mải lo tìm kiếm những kẻ có thẩm quyền và phó mặc cho chuyên gia để cuối cùng biết đâu lại có thêm một mớ các bản giám định chồng chất nữa, nhưng rồi chẳng cứu được một thuyền nhân tỵ nạn nào cả.

Riêng chúng tôi thì chỉ muốn thực hiện ngay một cái gì đó, mà cũng không ưa chuyện đề cử một chuyên gia về luật hàng hải, kẻ đó chỉ gây thêm phiền toái và trở ngại cho công việc của chúng tôi mà thôi. Chiến dịch này đã được sự tiếp tay của hàng triệu công dân Đức, nam cũng như nữ, hồi ấy họ đã yểm trợ con tàu, mà không hề biết đến cái tổ chức đó. Chiến dịch ấy đã trở thành sự khởi xướng lớn nhất của quần chúng và thành công nhất ở nước Đức kể từ năm 1949. Với con tàu đầu tiên, phát xuất vào ngày 09 tháng tám 1979, chúng tôi đã vớt được tổng cộng 9.507 người Việt. Rồi với con tàu thứ hai (từ tháng ba tới tháng sáu 1986) chúng tôi lại cứu được 888 thuyền nhân tỵ nạn. Tàu thứ ba, mà chúng tôi thực hiện chung với ông Bernard Kouchner, bây giờ là ngoại trưởng Pháp, và tổ chức "Y khoa cho thế giới" của ông, lại thêm được 905 người Việt được vớt lên từ những chiếc ghe chạy sông chở khẳm mà trang bị lại quá sức sơ sài. Hầu hết số người đó đã đến định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Hàng triệu đồng hương người Đức của tôi, rất nhiều người đã đích thân góp phần đáng kể: Ở đây tôi chỉ xin kể ra năm người:

Heinrich Böll, không có ông ta thì tổ chức đã không hình thành được.

Dieter Hildebrannt gửi cho chúng tôi 1.000 Đức Mã đầu tiên và viết trong thư: "Cái ý tưởng đó thật là điên rồ, nhưng tôi lại chịu những người có những ý tưởng điên rồ như vậy !" Rồi Thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht, người bạn sốt sắng nhất trong các chiến dịch này, sau đến Johannes Rau, thời đó là Thống đốc tiểu bang Nordrhein Westphalen. Sau cùng là Franz Alt, hồi đó là người đã dùng tiếng nói của mình, ra rả vận động trong công chúng không biết mệt mỏi và đặc biệt luôn luôn ủng hộ mọi công việc của chúng tôi hết mình.

Những thuyền nhân đầu tiên đã tới Đức ngày 03 tháng 12 1978, thuộc nhóm một ngàn người đã được Thống đốc Albrecht đón nhận một cách can đảm và quảng đại, bởi vì ông hiểu rằng, với tư

cách là Thống đốc, ông không thể nào xoa dịu được tất cả những khổ đau của thế giới này, cũng như không thể giải quyết được tất cả các vấn đề,  nhưng ở đây ông có thể can đảm hứa nhận đón người. Và ông cũng đã làm điều ấy ! 

Tàu Cap Anamur đầu tiên hoạt động đến năm thứ ba thì chúng tôi bị dập một cú trước mũi tàu. Chính quyền các tiểu bang Tây Đức lo sợ điều mà người ta hồi đó rêu rao, là không chừng chúng tôi "dám vớt sạch cả biển Đông lắm". Và phải chận điều đó lại mới được. Hành động có tính chất tượng trưng, rồi tới cả mấy ngàn, nhưng làm việc thiện gì thì cũng có giới hạn thôi!

Có câu chuyện rất thú vị mà chúng tôi được nghe kể từ cuộc họp nội các tiểu bang Nieder-sachsen: Chúng tôi, những kẻ chuyên tạo rắc rối cho nhà Chung và xã hội, lại có đầy người tỵ nạn trên chiếc tàu Cap nhỏ bé của mình. Tôi gọi điện cho ông Albrecht và hỏi xem ông ta có thể nhận thêm trăm người tỵ nạn quá số lượng đã phân chia được không, ông chấp thuận ngay. Tôi phải gửi bằng fax cho ông một bức thư ngắn - hồi đó tôi đã học được điều này. 

Tới kỳ họp nội các ở Hannover, ông Albrecht báo tin ấy: Chúng ta lại nhận thêm trăm người do tàu Cap Anamur cứu. Bộ trưởng Nội vụ thời ấy là Möcklinghoff đã viết vào mảnh giấy: "Nhưng mình không còn chỗ nữa. Möcklinghoff !" Rồi đẩy mảnh giấy ấy đến chỗ ngài Thống đốc. Ông viết vào phía dưới mảnh giấy đó: "Thế thì ông hãy tạo ra chỗ mới đi! Albrecht". Khi ấy là giờ hoàng đạo của xã hội Đức - Không chỉ riêng cho phía nhà Chung, hồi ấy thái độ của họ có vẻ còn lưỡng lự lắm. Nhưng trong tất cả các giáo xứ Đức thì người ta tích cực vô cùng , để thêm chỗ trống đón nhận những "damnes de la mer" ("những kẻ khốn cùng ngoài biển").

Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện. Ngay cả nếu như Việt Nam thay đổi chế độ và đa số người Việt trở về quê hương thì họ cũng sẽ để lại trong chúng ta một kỷ niệm rất ư là nồng nàn, sống động.

Trong xã hội Đức hiếm khi thấy tổ chức NRO, một hình thức tổ chức phi chính phủ hoàn toàn do dân chúng gánh vác như hồi những năm 1979 – 1986. Về phía các quốc gia thì chỉ có một lần được sự trợ giúp của Cộng đồng Âu châu. Vào năm 1983 quốc hội Âu châu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do dân biểu Horst Langes đề ra. Chúng tôi được mời tới Strassburg để chứng kiến quốc hội, thời đó có những nhân vật nổi tiếng như Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, thuộc ban chấp hành đảng cộng sản Ý, đồng bỏ phiếu thuận cho nghị quyết và chúng tôi đã nhận được 60.000 Đức Mã.

Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ xâm chiếm, chúng ta phải can thiệp cho họ.

Công tác cứu vớt trên biển Đông dù thành công, vẫn đòi hỏi chúng ta bây giờ, năm 2009 này, phải tiếp tục. Dầu là A Phú Hãn, Ruanda, dầu là Zimbabwe hay Kaschmir, Palestin hay Mauretanien, nó vẫn mãi là cái qui tắc muôn đời của người Samariter trong câu chuyện ngụ ý trong sách Phúc âm: Ai trong bọn họ là người đã có tình đồng loại, cứu giúp những người Việt Nam bị hiểm nguy chết đuối trên biển Đông?

Chính là những người Đức đồng hương của tôi!!

 

Họ luôn sẵn sàng và có thể tiếp tục đảm nhận những việc thiện cao quý khác.

 

Dr. Rupert Neudeck 

 

Website Editor: webmaster@phanchautrinhdanang.org